Khu học tập - Là gì, như thế nào và tại sao? - Hanoi Academy

Tin tức - Sự kiện

Khu học tập – Là gì, như thế nào và tại sao?

  • Tin Mầm non
  • 04/10/2016

Khu học tập là gì?

Khu học tập là một công cụ dạy học được sử dụng tại nhiều trường mầm non ở nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo viên sẽ chia lớp học thành 4 nhóm nhỏ (nếu nhiều hoặc ít nhóm hơn cũng không ảnh hưởng gì nếu như có đủ giáo viên hỗ trợ).

Giáo viên sẽ ổn định bốn khu vực có thể là bàn, góc lớp hoặc các khoảng lớp trong lớp học – đó được gọi là các khu học tập. Mỗi khu sẽ có một chủ đề riêng cùng các hoạt động được thiết kế phù hợp với chủ đề đó. Những chủ đề chung cho lứa tuổi mầm non là: đọc và viết, con số và kĩ năng vận động.

 

Learning centers what how and why 1

 *   Một số hoạt động thường có trong khu học tập về đọc viết và con số bao gồm: làm tờ bài tập, đánh vần/trò chơi ghép chữ, các hoạt động theo chặng, đọc/nghe kể chuyện, và sử dụng flashcard (thẻ học từ vựng) dùng để củng cố từ vựng.

 *   Một số hoạt động thường có trong khu học tập về kĩ năng vận động bao gồm: các hoạt động thủ công (sử dụng kéo, hồ dán, màu vẽ), sử dụng các đồ vật tạo hình (đất sét, đất nặn, lego, vv) hoặc tập trung vào một số nhiệm vụ (giải câu đố, ghép hình khối, sắp xếp các nhóm đồ vật theo kích thước hoặc hình dạng).

 *   Đồ vật kích thích giác quan (học sinh có thể chơi thông qua tiếp xúc với đồ vật) phù hợp với một số bài học, một số ví dụ về các đồ vật này: đất nặn, khuy, hạt gạo/đậu khô.

Về cơ bản, giáo viên hoặc trợ giảng sẽ được phân chia để quản lý mỗi khu học tập và sẽ tổ chức các hoạt động tại đó một cách lặp lại mỗi khi học sinh chuyển đổi hoạt động.

Phương pháp này được triển khai như thế nào?

Giáo viên cần giải thích được mục tiêu hoặc nhiệm của các khu học tập một cách rõ ràng khi di chuyển xung quanh lớp. Điều này sẽ cho phép giáo viên hoặc trợ giảng nắm vai trò hỗ trợ, chỉ giúp đỡ học sinh khi cần thiết và không phải là tâm điểm của sự chú ý với học sinh.

Learning centers what how and why 2

Phân chia học sinh

Học sinh được phân chia thành các nhóm đều nhau, sau đó được phân vào các bàn, “đảo” hoặc góc, mỗi khu vực sẽ được quản lý bởi giáo viên hoặc trợ giảng – việc phân chia học sinh theo khả năng cá nhân cũng là một điểm quan trọng (cách này sẽ đảm bảo được thời gian tham gia vào mỗi khu học tập được nhất quán).

Sắp xếp linh hoạt các khu học tập

Trong khi tham gia vào các khu học tập, học sinh vẫn phải tuân thủ đúng nội quy lớp học. Để học sinh có thể hứng thú chủ động tham gia, các khu vực học tập có hoạt động kích thích thể chất và trí tuệ sẽ được bố trí so le. Điều này sẽ giúp học sinh có thời gian “nghỉ ngơi” ở hoạt động tiếp theo và động viên các con tham gia vào các nhiệm vụ có tính thử thách cao.

Thời gian và tiến độ

Giáo viên sẽ đưa ra khung thời gian cho mỗi hoạt động và thúc đẩy học sinh hoàn thành hoạt động một cách hiệu quả và kịp thời. Việc nhắc thời gian còn lại sau mỗi 5 phút thường sẽ giúp các con tập trung hơn.

Trong một bài học kéo dài một tiếng, mỗi học sinh sẽ không hoạt động trong một khu học tập nhiều hơn 15 phút (giáo viên cần đảm bảo thời gian di chuyển giữa các khu vực học tập bao gồm ít phút để dọn dẹp và sắp xếp).

Ngôn ngữ được sử dụng bởi giáo viên và học sinh

Giáo viên hoặc trợ giảng sẽ chuẩn bị một số câu hỏi bán cấu trúc để hỏi học sinh khi các con đang hoạt động, ví dụ như: “Đây là màu gì?”, “Con đang vẽ gì đấy?”, “Em thích … nào nhất?”

Tại sao?

Việc áp dụng các khu học tập ở mầm non sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả học sinh lẫn giáo viên, ví dụ như:

*   Mang lại cơ hội cho giáo viên có thể quan sát và giúp đỡ học sinh nhiều hơn (giáo viên có thể hoạt động cùng với một số học sinh có nhu cầu đặc biệt)

*   Thúc đẩy tính tương tác với môi trường (đây là một trong những khía cạnh rất quan trọng cho sự phát triển của học sinh lứa tuổi mầm non)

*   Tạo cơ hội cho học sinh có thể hoạt động (tương đối) độc lập, không phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên hoặc trợ giảng trong bài học lấy học sinh làm trung tâm.

*   Hỗ trợ trong việc quản lý thời gian chặt chẽ hơn để đảm bảo được mỗi tiết học đều có nhiều hoạt động phong phú.

*   Yêu cầu ít hơn sự giám sát và hướng dẫn từ phía giáo viên so với các hoạt động chung cho cả lớp.

*   Dễ dàng áp dụng vào hoạt động hàng ngày của lớp học

*   Tạo cơ hội thực hành năng trong các ngữ cảnh và lĩnh vực khác nhau.

 

Learning centers what how and why 3

Gợi ý dành cho lớp học

 *   Giới thiệu rõ ràng mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi khu học tập

Nhớ rằng các nhiệm vụ không nhất thiết là phải các phiếu bài tập, có thể chỉ đơn giản là dự án hội họa, tạo hình hoặc một số trò chơi mang tính tập thể. Mục tiêu là giáo viên không cần phải hướng dẫn quá nhiều.

  *   Tăng dần mức độ yêu cầu cho mỗi khu học tập theo thời gian

Khi hướng dẫn quy trình hoạt động của các khu học tập, giáo viên có thể giải thích một cách rõ ràng, khi học sinh đã quen dần với hoạt động thì độ khó của nhiệm vụ sẽ được tăng lên.

 *   Lựa chọn nội dung cho những khu học tập giúp tăng cường khả năng độc lập của học sinh

Giáo viên có thể chuẩn bị các hoạt động với nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời yêu cầu càng ít sự trợ giúp càng tốt. Nếu hoạt động có liên quan tới nhiều học sinh một lúc, giáo viên có thể đưa ra nhiệm vụ rằng học sinh cần phải hoạt động nhóm và hỗ trợ các bạn của mình.

Tham khảo

Pianta, R., & Cox, M. J. (1999). The transition to kindergarten. New York: Brooks-Cole.

Cox, M. J. (2010). Early Childhood School Readiness Series 2, Preparing Children for Kindergarten: Learning Centers.

Thầy Gus Roe – Điều phối viên kiểm soát chất lượng và phát triển nghiệp vụ khu học tập.

Xem thêm thông tin: tại đây