Đổi mới Phương pháp dạy học Ngữ văn: Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom)
- Tin Trung học
- 11/11/2021
Đổi mới phương pháp dạy học trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, các con học online kéo dài. Nhiều phụ huynh lo ngại việc học online khiến các con không đảm bảo được kiến thức cũng như không được tổ chức các hoạt động để phát triển kỹ năng toàn diện như khi đi học trực tiếp tại trường. Tuy nhiên, tại Hanoi Academy, vấn đề này được thầy trò chúng mình xử lí khá linh hoạt và hiệu quả với đa dạng các hình thức học tập, trong đó có việc vận dụng mô hình Lớp học đảo ngược (flipped classroom)
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là gì?
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình lớp học đảo ngược hình thành tại Mỹ từ những năm 1990.
Hoạt động của người tham gia | Người dạy | Người học |
– Ngoài không gian lớp học | – Soạn tài liệu giảng dạy, video bài giảng
– Chia sẻ với người học trên Hệ thống quản lý học tập |
– Tự học, xem, tìm hiểu bài giảng
– Ghi chú những điều chưa rõ, chưa hiểu, chuẩn bị các câu hỏi dành cho người dạy |
– Trong không gian lớp học | – Điều phối lớp học
– Trả lời câu hỏi, tình huống thực tế của người học |
– Chủ động tham gia lớp học
– Đặt câu hỏi, thực hành, thảo luận, ứng dụng các kiến thức |
Thang nhận thức của Bloom
Đây được coi là mô hình có nhiều ưu điểm trong việc tăng cường tính chủ động học tập của học sinh, đem đến môi trường học tập chủ động, linh hoạt. Tuy nhiên, nếu vận dụng kết hợp với thang tư duy của Bloom, mô hình “Lớp học đảo ngược” thường chỉ có thể đẩy cấp độ nhận thức của người học lên cấp độ thông hiểu, ít khi chạm được đến cấp độ sáng tạo.
Làm sao để tổ chức “Lớp học đảo ngược” hiệu quả?
Để khắc phục những hạn chế trên và tăng cường sự sáng tạo, chủ động của học sinh, thầy cô trường Hanoi Academy đã có những điều chỉnh, thiết kế học tập với những chỉ dẫn cụ thể tử khâu chuẩn bị cho đến đánh giá. Thay vì các con tìm hiểu kiến thức ở nhà và lên lớp thực hành, làm bài tập để khắc sâu kiến thức, lớp được chia thành các nhóm học tập, cùng phụ trách một nội dung. Với hoạt động này, các con đã đạt được các cấp độ tư duy từ Ghi nhớ, Hiểu Vận dụng, Phân tích. Sau quá trình tìm hiểu, các con cần xây dựng thành bài thuyết trình, tái tạo kiến thức, giảng giải cho các bạn học sinh khác cũng như xây dựng bài tập để củng cố kiến thức, đánh giá mức độ hiểu bài của các bạn. Như vậy, cấp độ nhận thức đã được đẩy lên cấp độ cao nhất là Sáng tạo.
Để thực hiện được hoạt động nhóm và đảm bảo sự công bằng, sát sao trong đánh giá, kiểm tra, thầy cô còn xây dựng phiếu đánh giá theo tiêu chí – được vận dụng từ khóa tập huấn đổi mới phương pháp đánh giá của Bộ Giáo dục năm 2019 dành cho giáo viên cốt cán.
Phân công nhiệm vụ 8Whale
Phiếu đánh giá theo tiêu chí chung cho toàn nhóm và phiếu riêng cho từng thành viên trong nhóm
Với cách tổ chức hoạt động nhóm như vậy, hoàn toàn không có việc một học sinh phải “gánh team”, thực hiện tất cả nhiệm vụ của cả nhóm. Mọi công việc đều được phân chia rõ ràng, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các thành viên, đồng thời giáo viên cũng có thể bám sát, theo dõi sát sao các hoạt động của học trò. Dưới đây là video của nhóm các bạn Mai Thy, Quang Thuận, Quỳnh Thư, Hiền Minh. Các con đã bổ sung thêm phần “ý nghĩa của nói giảm nói tránh trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc”. Đây là phần không có trong sách giáo khoa, tuy nhiên với phần làm việc cẩn thận, tỉ mỉ của nhóm mình, các con đã đưa nội dung này vào để tăng tính thực tiễn kiến thức môn học, cho thấy tư duy sáng tạo của nhóm mình khi tìm hiểu về bài học.
Sau phần thuyết trình tại lớp, thầy cô sẽ có phần tổng hợp và chốt, khắc sâu kiến thức. Các con cũng được tìm hiểu thêm về “Làng nói khoác Văn Lang – Phú Thọ”, phân biệt giữa nói khoác và nói quá.
https://youtu.be/VTlzBq0VfJE
Hi vọng những kĩ năng mà các con đã thể hiện trong quá trình học tập sẽ là nền tảng để các con vững bước hơn trong tương lai!
Cô Nguyễn Bích Nguyệt – GV Ngữ văn
Tin nổi bật
- Cẩm nang Phụ huynh
- 05/09/24
Nữ sinh Việt trúng tuyển 9 đại học Mỹ
- Cẩm nang Phụ huynh
- 30/08/24
Điểm tin sự kiện tháng 8/2024
- Cẩm nang Phụ huynh
- 28/08/24
Xưởng sáng chế Makerspace: Điểm kết nối khoa học, công nghệ và thiết kế, sáng tạo
- Cẩm nang Phụ huynh
- 26/08/24
So sánh chương trình học Pearson Edexcel và Cambridge
- Cuộc sống học đường
- 20/08/24