Lời khuyên về cách dạy lớp tiền tiểu học HIỆU QUẢ NHẤT
Lời khuyên về cách dạy lớp tiền tiểu học HIỆU QUẢ NHẤT> Lời khuyên về cách dạy lớp tiền tiểu học HIỆU QUẢ NHẤT>

Tin tức - Sự kiện

Lời khuyên về cách dạy lớp tiền tiểu học HIỆU QUẢ NHẤT

  • Cẩm nang Phụ huynh
  • 14/02/2023

Để bé tiếp xúc, làm quen với môi trường tiểu học trước khi bé bước chân vào lớp 1 là điều cần thiết. Đây chính là chìa khóa vàng giúp các bé tự tin, thoải mái khi đến trường và thành công hơn trong cuộc sống và sự nghiệp sau này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về cách dạy lớp tiền tiểu học hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây:

I/ Thế nào là giai đoạn tiền tiểu học?

Tiểu học là bậc học đầu tiên dành cho những bé đủ từ 6 tuổi trở lên. Vậy tiền tiểu học chính là thuật ngữ để chỉ giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. Khi bước sang môi trường học tập mới, trẻ lớp 1 thường gặp “khủng hoảng” vì phải rời xa tầm tay của bố mẹ. Do vậy, các lớp tiền tiểu học được ra đời nhằm giúp trẻ củng cố, làm quen với các bài học, môi trường khi bước vào lớp 1. Nhờ có những lớp học này, trẻ bớt lo lắng, bỡ ngỡ, đạt được hiệu quả học tập tốt hơn.

Thông thường, các lớp tiền tiểu học được bắt đầu trước khi vào năm học khoảng 3-6 tháng. Không ít phụ huynh muốn con cứng cáp hơn khi ở môi trường mới nên đã đăng ký cho trẻ học lớp tiền tiểu học.

Mặc dù, các lớp tiền tiểu học đang rất phổ biến nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, một bộ phận phụ huynh cho rằng cho trẻ đi học lớp tiền tiểu học là trái với khoa học, một bộ phận khác lại cho rằng đó là điều cần thiết.

Giai đoạn tiền tiểu học là gì?

II/ Tìm hiểu tâm lý của trẻ giai đoạn tiền tiểu học 

Trước khi biết cách dạy lớp tiền tiểu học, giáo viên cần biết những đặc điểm tâm lý của trẻ trong độ tuổi này. Từ đó, giáo viên sẽ biết cách để dạy dỗ các bé hiệu quả và chính xác hơn.

1/ Không có độ tập trung cao

Các bé ở giai đoạn tiền tiểu học thường còn rất ham chơi, khám phá những điều mới mẻ bên ngoài, chưa có sự chú ý, tập trung cao độ. Chính vì vậy, việc bắt bé ngồi chăm chú nghe giảng hoặc làm một việc trong thời gian dài là rất khó.

Do vậy, khi dạy lớp tiền tiểu học, giáo viên cần tạo hứng thú và cải thiện tính tập trung của trẻ. Tốt nhất là hình thành tính tập trung cho con bằng các hành động hàng ngày như đọc sách, chơi trò chơi cần tập trung cao độ, rèn luyện tính kiên nhẫn cho con.

2/ Chưa phân biệt được nhiều sự vật, sự việc xung quanh

Đối với các bé còn nhỏ trong độ tuổi tiền tiểu học, các bé thường thường có tri giác đại thể. Tức là cảm nhận của bé về sự vật hiện tượng mang tính chung chung chưa có sự phân biệt rõ ràng. Bé chỉ có thể ngửi thấy một mùi và cho đó là mùi chung của nhiều loại quả hoặc biết sợ 1 và nhiều con vật khác một cách chung chung.

3/ Trí tưởng tượng phát triển tốt

Đây chính là giai đoạn để giáo viên hướng dẫn trẻ học về trí tưởng tượng bởi lúc này trẻ có sự sáng tạo rất tốt. Bé có thể suy nghĩ ra những điều mà ba mẹ và thầy cô không ngờ được. Vì thế, nếu ba mẹ chú ý quan sát kỹ sẽ nhận thấy bé ở giai đoạn này thường có trí tưởng phong phú hơn so với những bé ở độ tuổi lớn hơn.

Tiền tiểu học là giai đoạn trẻ phát triển tốt về trí tưởng tượng

4/ Ngôn ngữ nói thành thạo

Nếu như ở giai đoạn 2,3 tuổi, bé chưa thể nói thành thạo thì ở độ tuổi tiền tiểu học, khả năng sử dụng ngôn đã tốt hơn rất nhiều, bé có thể nói chuyện với người lớn, bạn bè một cách lưu loát, nhiều trẻ thông minh đã có khả năng đọc bài, đọc thơ lưu loát. Đây chính là tiền để để bé đi học tiểu học thành công, ngồi nghe giảng và đọc lại 1 bài viết thành thạo.

5/ Chưa ý thức được ý nghĩa của việc ghi nhớ

Mặc dù trí não của bé ở độ tuổi từ 0-6 tuổi phát triển nhanh, hệ thần kinh hoạt động liên tục, trẻ có thể ghi nhớ được nhanh gấp nhiều lần so với người lớn nhưng ở độ tuổi này thường bé chưa thể ghi nhớ được mọi thứ xung quanh. Vì vậy, các thầy cô giáo cần hết sức kiên nhẫn rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho con.

6/ Còn phụ thuộc nhiều vào người lớn

Ở giai đoạn này, các bé dù có thể tự mình làm được nhiều việc nhưng tâm lý của trẻ vẫn muốn phụ thuộc vào người lớn vì lúc nào cũng muốn nhỏ bé trong lòng cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ và cô giáo nên từ từ hướng dẫn để trẻ có thể tự lập hơn, việc này không thể ngày 1 ngày 2 mà cần rèn luyện dần dần.

III/ Các kỹ năng cần có của trẻ tiền tiểu học

Ở giai đoạn tiền tiểu học, việc học chữ, học số….không phải là ưu tiên hàng hàng đầu. Thay vào đó, các bé cần được hình thành những kỹ năng sau:

  •  Kỹ năng giao tiếp: Trẻ được hướng dẫn giao tiếp từ bé một cách thành thạo sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn cho sau này. Kỹ năng giao tiếp giúp bé biết cách ứng xử khéo léo với những tình huống bất ngờ .
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo: Kỹ năng này là chìa khóa giúp bé cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Nhờ kỹ năng này mà bé có thể chọn được những phương án khác nhau khi giải quyết tình huống khó.
  • Kỹ năng tương tác, làm việc nhóm: Giáo viên nên tạo điều kiện để bé được tham gia nhiều hơn các hoạt động như chơi thể thao, nhất là những môn cần sự phối hợp nhịp nhàng như bóng đá, bóng rổ, kéo co…
  • Kỹ năng thuyết trình: Đối với các bé ở giai đoạn tiền tiểu học thì việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình rất quan trọng. Ban đầu có thể con không quen và làm chưa tốt nhưng hãy kiên trì hướng dẫn để các bé nói trước đám đông 1 cách lưu loát nhất.
  • Kỹ năng quản lý thời gian cá nhân: Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về việc xây dựng thời gian biểu cố định trong ngày cho các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống, học tập…của các con.

Kỹ năng cần có của trẻ tiền tiểu học

III/ Hướng dẫn cách cách dạy lớn tiểu học hiệu quả

Để giúp bé có những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào bậc tiểu học, ba mẹ hãy lưu ý những điều quan trọng dưới đây:

1/ Thầy cô, giáo viên không nên dễ dàng đáp ứng nhu cầu của trẻ

Khi được thầy cô hay ba mẹ đáp ứng quá dễ dàng một nhu cầu nào đó, sẽ sẽ có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn, không biết quý trọng những gì mình đang có. Đó là biểu hiện không tốt, hình thành lên tính thiếu kiên nhẫn. Thay vào đó, bạn cần giải thích cho các con hiểu hơn về giá trị của tiền, đưa ra điều kiện cụ thể để bé có được những thứ mà mình thích.

2/ Hướng dẫn bé làm việc vừa sức

Làm việc, hoạt động không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn giúp bé có tính tự giác cao. Vì thế, ba mẹ hãy cho con làm những công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, tưới cây, đổ rác…Ở lớp, thầy cô giáo cho bé làm những công việc như: bê cơm, lấy gối, xếp giường ngủ…Những hoạt động này giúp bé học được tính kiên nhẫn, cẩn thận, chu đáo, gọn gàng….

3/ Dạy con về cách quản lý tài chính cá nhân

Việc cho trẻ sử dụng tiền ở thời đại này dễ gây ra nhiều rủi ro và hệ quả. Do vậy, ba mẹ nên dạy trẻ tiền tiểu học về cách sử dụng tiền đúng mục đích. Ở nhà, cha mẹ nên mua cho con hộp tiết kiệm, trong đó bao gồm tiền mừng tuổi, tiền thưởng, tiền sinh nhật….Khi bé cần mua những đồ cần thiết như quần áo, đồ dùng học tập…thì có thể lấy từ tiền tiết kiệm ra.

4/ Dạy con cách chịu trách nhiệm

Dạy lớp tiền tiểu học không thể thiếu được cách cách dạy con biết cách chịu trách nhiệm. Trẻ con thường có xu hướng sợ nhận lỗi, sợ bị phạt, bị đánh. Do vậy, khi mắc lỗi, cha mẹ, thầy cô nên để bé chủ động nhận lỗi, phân tích cho bé hiểu vì sao việc làm đó là sai trái, tránh sử dụng hình thức đòn roi. Điều này giúp bé dũng cảm và tự tin hơn trong cuộc sống sau này.

5/ Luôn bên cạnh quan sát và chăm sóc trẻ

Để giúp bé yên tâm và tự tin hơn, giáo viên cần quan tâm, để ý đến bé. Cho dù mong muốn bé tự lập hơn trong cuộc sống của mình nhưng khi gặp khó khăn, ba mẹ cũng cần có mặt hỗ trợ và giúp đỡ con.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến ba mẹ, giáo viên một số cách dạy lớp tiền tiểu học cho các bé. Hy vọng với phương pháp và 1 số lưu ý này, trẻ sẽ vững vàng hơn để học những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1.