Góc sáng tạo: Vẽ tranh trường phái dã thú - Hanoi Academy

Tin tức - Sự kiện

Góc sáng tạo: Vẽ tranh trường phái dã thú

  • Cuộc sống học đường
  • 07/03/2022

Trường phái Dã thú là một phong trào nghệ thuật xuất hiện tại Pháp vào khoảng đầu thế kỷ XX. Dù chỉ tồn tại vỏn vẹn 5 năm, ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của hội họa nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung là vô cùng lớn. Tính ứng dụng của trường phái rất cao, gây ấn tượng mạnh mẽ tuy nhiên việc giảng dạy chuyên sâu về hội họa ở trường phổ thông còn rất hạn chế, phần lớn chỉ được tổ chức giảng dạy ở các trường đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực hội họa. Tuy nhiên ở Hanoi Academy, các bạn học sinh lại được tiếp cận và thực hành ngay trong các tiết Mĩ thuật. Chúng mình cùng tìm hiểu về trường phái này được tổ chức như thế nào tại Hanoi Academy nhé!

Trường phái Dã thú là gì?

Dã thú là một trào lưu hội họa được tiên phong bởi Henri Matisse  (1869 – 1954)  . Ông là một họa sĩ người Pháp, là lá cờ tiên phong xây dựng nên trường phái hội họa dã thú và là người đã nâng tầm hội họa truyền thống cổ điển của nước Pháp. Cùng với Picasso ông là những họa sĩ nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX với đóng góp của mình cho nghệ thuật đương đại. 

Ảnh:  Henri Matisse  (1869 – 1954)

Khác với những trường phái vào thời Phục Hưng chú trọng đến độ chân thực của tác phẩm, trường phái Dã thú gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ tên gọi của nó. Sự ấn tượng ấy được tạo nên bởi chất hoang dã, gam màu táo bạo kết hợp với nét vẽ đậm, sắc sảo và sự tối giản hóa đến gần như trừu tượng. Với những đặc điểm này, trường phái Dã thú gần như phá bỏ mọi rào cản, đẩy mạnh sự phát triển và ý thức về cái Tôi cá nhân trong nghệ thuật, chống lại đường lối nghệ thuật kiểu “học việc” khô cứng. Sinh ra tại Pháp – xứ sở của những điều lãng mạn và bay bổng, trường phái Dã thú phát triển mạnh mẽ nhất tại chính cái nôi sinh thành nên nó, đặc biệt tại thành phố ánh sáng Paris trong khoảng năm năm kể từ năm 1905.

Ngoài  tên tuổi đình đám như Henri Matisse, những danh họa của trường phái Dã thú có thể kể đến như:  Maurice Vlaminck (1876-1958), André Deran (1880-1954), George Rouault (1871-1958), Albert Marquet (1875-1947), Kees van Dongen (1877-1968)

Do sự hạn chế về họa cụ và tài nguyên giảng dạy, phần lớn các trường phổ thông chỉ tiếp cận kiến thức và thực hành hội họa ở mức độ làm quen với môn nghệ thuật này. Tuy nhiên tại Hanoi Academy, thật may mắn khi học sinh được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để tiếp cận với hội họa cũng như thực hành những kiến thức đã học dưới sự giảng dạy tận tình của thầy cô để có những sản phẩm đạt giá trị thẩm mĩ cao. Thật ngạc nhiên khi các bạn học sinh đều rất hứng thú với trường phái này. 

Tada! Và đây là sản phẩm của học sinh Hanoi Academy

Qua tiết học, các con đã hiểu được đặc trưng của trường phái Dã thú và cho ra đời những tác phẩm rất đẹp mắt, có tính nghệ thuật – thẩm mỹ cao.

Tác phẩm của Đào Hoàng Phương Uyên (bên trái) và Đặng Lê Yến Thy (bên phải) ( tác phẩm Chân dung Madame Matisse) –  11Shark

Với đặc điểm riêng của trường phái Dã Thú,  học sinh gần như áp dụng  màu sắc rực rỡ trên khuôn mặt, trang phục và thậm chí cả nền. Hai tác phẩm đều lựa chọn tranh chân dung. Những sắc màu đậm, mạnh mẽ khiến bức tranh trở nên ấn tượng vô cùng, truyền tải được cái “hồn” và chiều sâu của bức tranh: một người đàn ông già nua với cái nhìn chăm chú xen lẫn hoang mang; một người phụ nữ với cái nhìn như cẩn trọng, hoài nghi, dò xét;  hay một cô thiếu nữ người H’Mông với diện mạo và đôi mắt đặc biệt như đang ẩn giấu tâm sự…

Tác phẩm của Đào Huyền Vy-  11Shark

Tác phẩm chân dung của Huyền Vy được thể hiện gần với phong cách đương đại, ngôn ngữ hình ảnh đơn giản, càng làm rõ hơn cái tâm trạng ưu tư của nhân vật trong tranh. Với việc kết hợp sử dụng nhiều yếu tố trang trí trên phần trang phục, khăn mũ của nhân vật, làm cho hình ảnh chính nổi bật trên nền tạo chất của những nét bút, những vệt màu phóng khoáng, thoải mái.

Hoặc chân dung một người ưu tư, có phần sầu muộn… Các con đã rất thành công trong việc lựa chọn màu sắc, phối màu để đạt hiệu quả thẩm mỹ, truyền tải được sự sống động của tác phẩm nghệ thuật.

Tác phẩm của Nguyễn Mai Phương -11Eagle

Đôi khi lại chỉ là một chú mèo nhỏ đang vờn cá vàng trong bể…

Tác phẩm của Trương Gia Hân-  10Eagle (The cat – Henri Matisse)

Tác phẩm của Nguyễn Vân Sa – 11 Eagle

Tác phẩm của Thu Ngân – 11 Eagle

Ai đó đã từng ví von rằng, nghệ thuật là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, là mái nhà để nương náu và chữa lành tâm hồn. Nghệ thuật còn là nơi ta được sống với chính mình, nhìn sâu vào thế giới tâm hồn, tĩnh tại, thư thả. Đến với Hanoi Academy để được tìm hiểu những giờ học bổ ích và sáng tạo cho mình những tác phẩm nghệ thuật nhé!

Hà Nội, 1/3/2022

Cô Đào Thị Mai Ngọc – GV Mỹ thuật, Hanoi Academy