Điểm mặt các trường tiểu học có chương trình tích hợp uy tín nhất hiện nay

Tin tức - Sự kiện

Điểm mặt các trường tiểu học có chương trình tích hợp uy tín nhất hiện nay

  • Cẩm nang Phụ huynh
  • 19/04/2023

Chương trình tích hợp ở bậc tiểu học đã và đang được nhiều trường áp dụng, bởi đây được xem là phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp cận được kiến thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Vậy chương trình tích hợp là gì? Đâu là những trường tiểu học có chương trình tích hợp uy tín nhất hiện nay. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!

I/ Chương trình tích hợp là gì?

Chương trình tích hợp được xem là hình thức kết hợp giữa nội dung, kiến thức của 1 hay nhiều môn học khác nhau. Giáo viên giảng dạy sẽ điều chỉnh giáo án, hình thức giảng dạy sao cho bài học được truyền tải đến học sinh một cách linh hoạt và hoàn chỉnh nhất. Đặc biệt, chương trình tích hợp mang đến nhiều lợi ích co học sinh tiểu học bởi các con được làm quen với phương pháp giảng dạy này ngay từ đầu.

Frame 4233

Chương trình tích hợp đối với học sinh tiểu học được nhiều phụ huynh quan tâm

II/ Những lợi ích của chương trình tích hợp đối với học sinh tiểu học

1/ Đối với học sinh

  • Giúp các em nắm được nội dung bài học theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu
  • Hệ thống kiến thức được vận hành một cách liền mạch, xuyên suốt
  • Bài học gắn liền thực tiễn, học sinh có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật
  • Học được các kỹ năng như khả năng phản biện, nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ
  • Tăng cường khả năng sáng tạo, hình thành thói quen chủ động trong học tập và sinh hoạt hàng ngày
  • Giảm bớt gánh nặng, áp lực khi phải học đi học lại một kiến thức
  • Giúp học sinh học được cách giải quyết vấn đề
  • Hình thành thói quen chủ động tìm tòi, sáng tạo

2/ Đối với giáo viên

  • Giảm thiểu được thời gian giảng dạy một kiến thức nhiều lần, nhờ đó mà có nhiều thời gian để mang đến những kiến thức mới mẻ, thú vị đến học sinh
  • Dễ dàng liên kết các kiến thức có liên quan, thuận tiện để có thể truyền đạt nhiều chủ đề mà học sinh không cảm thấy bị nhàm chán

III/ Các hình thức của chương trình tích hợp

Hiện nay tại Việt Nam, có 4 hình thức tích hợp được vận dụng cho các môn học tích hợp ở bậc tiểu học, bao gồm

1/ Tích hợp nội môn

Đây là hình thức gộp kiến thức từ hai hoặc nhiều nội dung môn học vào với nhau. Giáo viên sẽ sửa đổi giáo án của mình để học sinh có thêm hiểu biết ở nhiều lĩnh vực. Mặc dù các môn tích hợp vẫn được dạy riêng nhưng hầu hết phần trùng nhau sẽ không bị lặp lại.

Ví dụ: Trước kia, môn tiếng Việt thường bao gồm tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện….Thì bây giờ, một tiết tập đọc, học sinh sẽ được học luôn phần kể chuyện, viết văn, chính tả…

Frame 4240 2

Hiện nay tại Việt Nam, có 4 hình thức tích hợp được vận dụng cho các môn học tích hợp ở bậc tiểu học

2/ Tích hợp liên môn

Một trong những phương pháp tốt nhất để thực hiện chương trình tích hợp bậc tiểu học là tích hợp liên môn. Tức là dạy kết hợp kiến thức của 2 hay nhiều môn mang nét tương đồng. Nhờ vậy mà các con không bị học lại một kiến thức tới 2 lần. Cách giảng dạy này sẽ giúp học sinh nhớ bài nhanh và hiểu bài sâu hơn.

Ví dụ: Để vẽ được một bức tranh về an toàn giao thông, học sinh cần tìm hiểu về đạo đức, luật tham gia giao thông tại Việt Nam, đồng thời biết chia bố cục trong mỹ thuật để phối và phân bổ màu sắc cho phù hợp.

3/ Tích hợp xuyên môn

Đây được xem là hình thức giảng dạy giúp các con học sinh phát triển kỹ năng quan sát, đánh giá sự việc tốt nhất. Nội dung môn học này thường vượt ngoài vi phạm thông thường của môn học. Các em học sinh cần suy nghĩ nhiều hơn để ứng dụng được vào thực tế.

Ví dụ: Kiến thức môn địa lý, khoa học, tự nhiên xã hội hoàn toàn có thể vận dụng vào 1 dự án bảo vệ môi trường. Các bé có thể áp dụng kiến thức xuyên môn mà mình đã học được để giải quyết vấn đề. 

4/ Tích hợp đa môn

Đây là hình thức giảng dạy mà ở đó thầy cô sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức của nhiều môn khác nhau trong 1 môn học. Trong quá trình học, nội dung các môn sẽ được đan xen qua chuỗi lý thuyết và các trường hợp giả định. Qua đó, học sinh cần có những kiến thức tổng hợp, đồng thời đòi hỏi các em cần phải tự tìm tòi thêm ngoài giờ học chính trên lớp.

Ví dụ: Học kiến thức địa lý về tỉnh An Giang thì học sinh có thể tìm hiểu lịch sử về câu chuyện Bình Tây đại nguyên soái Trương Định.

IV/ Một số môn học tích hợp trong chương trình tiểu học

Hiện nay, có không ít trường sử dụng chương trình tích hợp trong quá trình giảng dạy. Dưới đây là một số ví dụ về các môn học tích hợp.

  • Cuộc sống quanh ta: Là sự tích hợp của các môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình lớp 1,2,3 hiện hành
  • Tìm hiểu xã hội và tự nhiên: Là sự kết hợp giữa môn Khoa học, Địa lý và Lịch sử
  • Ngữ văn: Nội dung học được chia theo từng nhóm như chính trị, văn hóa, lịch sử, địa lý…. Điều này đã giúp các em học sinh phát triển đầy đủ về khả năng cảm thụ văn học, tăng vốn hiểu biết lĩnh vực khoa học xã hội.
  • Giáo dục công dân/ Đạo đức: Là môn học tích hợp từ chương trình đạo đức hiện hành
  • Lịch sử & Địa lý: Hai môn học này có mối liên quan khá chặt chẽ, do vậy đã được tích hợp một cách khoa học, hình thành nhóm kiến thức tổng hợp giúp học sinh nắm bắt được tổng quát các bài học.

image 34

Chương trình tích hợp ở bậc tiểu học có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong suốt quá trình học

V/ Tổ chức các môn tích hợp như thế nào?

Chương trình tích hợp ở bậc tiểu học có thể tiến hành ở nhiều thời điểm trong suốt quá trình học. Quy trình thường được thực hiện với 4 bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung chính của bài học, chọn ra nội dung được đưa vào bài giảng kèm thời gian.

Bước 2: Lựa chọn cách truyền tải phù hợp, giúp người học có cảm giác hứng thú

Bước 3: Chuẩn bị trước giáo án một cách chi tiết, nội dung rõ ràng, dễ hiểu. Một số phương thức truyền tải như video, hình ảnh, sơ đồ.

Bước 4: Thường xuyên trao đổi với học sinh trong quá trình học tập để các em có thể theo dõi bài giảng một cách tốt nhất, đồng thời chủ động ghi nhớ, tìm tòi kiến thức mới liên quan đến bài học.

Bước 5: Tổng kết, đưa ra đánh giá về khả năng tiếp thu kiến thức cũng như tự học của các em học sinh bằng những bài test nhỏ.

VI/ Các trường tiểu học có chương trình tích hợp

Hầu hết chương trình tích hợp được áp dụng tại các trường song ngữ, liên cấp uy tín. Tại Hà Nội, trường Hanoi Academy cũng đang sử dụng phương pháp giáo dục STEM tiểu học được nhiều phụ huynh ủng hộ. Đây cũng là một phần trong chương trình tích hợp.

Với phương pháp tại, học sinh tại Hanoi Academy sẽ vận dụng các kiến thức đã biết về 4 môn: Khoa học (S), Tin học (T), Kĩ thuật (E), Toán học (M) áp dụng vào các bối cảnh cụ thể để giải quyết vấn đề và khám phá các kiến thức mới một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Môn học này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học. Nhớ vậy mà học sinh có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày và có cơ hội phát triển năng lực một cách toàn diện.

Ngoài ra, các em học sinh còn được tiếp xúc với chương trình Primary dựa trên tiêu chuẩn giáo dục của Vương quốc Anh. Chương trình này được phát triển bởi Pearson Edexcel – đơn vị cung cấp các chương trình giảng dạy và đánh giá lớn nhất Vương quốc Anh. Sử dụng nền tảng Activelearn, các chương trình giảng dạy của Pearson được áp dụng bao gồm: Chương trình “Wordsmith” cho môn tiếng Anh, chương trình“Abacus” cho môn Toán và chương trình “Science Bug” cho môn Khoa học.

Trên đây là những thông tin về chương trình tích hợp và các trường tiểu học có chương trình tích hợp. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ hiểu và tin tưởng vào chương trình học mà Hanoi Academy mang lại cho học sinh. Nếu có thắc mắc nào, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tìm hiểu thêm bạn nhé!