Dạy học dự án là “trao cơ hội”
- Cuộc sống học đường
- 29/06/2020
Dạy học dự án nếu chỉ truyền đến học sinh như một nhiệm vụ học tập thì quá trình tới vạch đích không khác nào hình ảnh của một chú lừa phải kéo chiếc xe thồ nặng nề. Theo tôi, dạy học dự án là “Trao cơ hội’.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hóa, tri thức cũng liên tục cập nhật, mở rộng. Điều đó đặt ra một thách thức lớn cho nền giáo dục. Nếu như trước đây, giáo dục chú trọng việc thiết lập hệ thống kiến thức “khổng lồ” cho người học, thì ngày nay, giáo dục cần giúp người học hình thành được các năng lực để đáp ứng được yêu cầu “bùng nổ” của tri thức. Chính vì vậy, rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.
Nhằm hướng tới việc phát triển vai trò trung tâm của học sinh, trường Hanoi Academy đã có rất nhiều phương pháp và hình thức dạy học hiện đại được vận dụng vào quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học dự án.
Dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực, trong đó lấy học sinh là trung tâm. Học sinh dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Trong năm học 2019-2020 vừa qua, trường Hanoi Academy đã tổ chức thành công nhiều dự án học tập giúp học sinh phát triển tối đa năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong dạy học dự án như “Thiết kế mô hình học tập” (Môn Lịch sử), Dự án “Thiết kế đồ dùng học tập thông minh (Môn Địa lý), Dự án thiết kế “Từ điển văn học”, (Môn Ngữ văn), dự án “Diễn xướng văn học dân gian” (Môn Ngữ văn), dự án thiết kế “Sổ tay Toán học” (Môn Toán), Dự án “Nuôi tinh thể” (Môn Hóa), Dự án “Love for Reading” và dự án “Đọc sách cho học sinh mầm non” (nằm trong chuỗi hoạt động phát triển văn hóa đọc) củng rất nhiều dự án khác.
Một trong những dự án mà tôi tâm đắc nhất có lẽ làdự án “Những học sinh truyền cảm hứng” – dạy học dự án được Tổ Ngữ văn trường Trung học thực hiện trong tháng cuối cùng của năm học (Từ ngày 1/6 đến ngày 20/6).
Với dạy học dự án này, học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học về bài văn tự sự (có yếu tố nghị luận) để viết kịch bản/câu chuyện/phóng sự của nhóm với cốt truyện được lấy từ chính trải nghiệm của bản thân một bạn hoặc nhiều thành viên trong nhóm. Thông qua sản phẩm cá nhân, học sinh truyền cảm hứng tới người xem một thông điệp tích cực trong cuộc sống: Sự tự giác, lòng kiên trì, sức mạnh của tình bạn, sức mạnh của yêu thương, ý nghĩa về giá trị của sự tôn trọng, trân trọng…
Đối với tôi, dạy học dự án là cơ hội để được lắng nghe những câu chuyện về chính học sinh của mình, về những khó khăn mà các con đã trải qua nhưng tới giờ mới có cơ hội để bộc bạch, để thủ thỉ cho những người bạn của mình và hơn hết để lan tỏa những điều tích cực.
Có những câu chuyện chỉ tới dự án, nhóm bạn thân nhất mới “há hốc” ồ à vì không ngờ người bạn năng động, đa tài ngày hôm nay của mình đã từng rơi vào hoàn cảnh, trạng thái tinh thần như vậy và một người giáo viên như tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng, xúc động từ khi lắng nghe các con lên ý tưởng kịch bản cho tới khi đón xem sản phẩm cuối cùng. Một câu chuyện hay nhưng nếu không được truyền tải bằng một hình thức tốt có lẽ giá trị của câu chuyện cũng phần nào giảm đi. Nhưng với sự đầu tư tỉ mỉ kết hợp với những kỹ năng đa dạng mà các con được trang bị trong suốt quá trình học tập tại Hanoi Academy, các con đã thực sự tạo nên những sản phẩm phóng sự, truyện tranh, phim ngắn đi sâu vào lòng người đọc, người xem.
Chia sẻ về sản phẩm “An” học sinh Trần Duy Phúc – lớp 10Orca viết: “Body shaming luôn là một vấn đề nhức nhối trong đời sống học đường và xã hội. Nó đã kìm hãm biết bao đam mê và cơ hội thể hiện chính mình của nhiều bạn trẻ. Những lời miệt thị này không hề mang nghĩa tích cực, khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc cao hơn là bị tổn thương tinh thần. An, một người đã vượt qua điều đó để có thể được sống là chính bản thân và dần dành được sự công nhận của bạn bè xung quanh. Mình hy vọng sản phẩm phóng sự đầu tay của nhóm mình sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những người có hoàn cảnh như babi An. Mong vấn đề body shaming và phán xét người khác sẽ phải được xóa bỏ trong môi trường học đường và cả trong xã hội.
Shout out to An, Tam, Long, Hai, Nhi, cô Ngọc và cô Hoa đã cùng mình hoàn thành tác phẩm trong dạy học dự án. Mọi khung hình và footage trong video được bọn mình cố gắng quay oneshot và lấy từ những khoảnh khắc ngẫu nhiên vì mình muốn câu chuyện được tự nhiên hết sức có thể, để mọi người cảm thấy gần gũi và thân thuộc hơn với vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải.”
Mỗi buổi sáng tới trường, tôi lại mở video của các con để lắng nghe những điều ấy giống như cách tôi vẫn thường nghe radio về những câu chuyện cuộc sống để làm tâm trạng mình tốt hơn vậy. Cảm xúc càng đặc biệt hơn khi tôi may mắn là người được chứng kiến quá trình thay đổi từng ngày, từng năm của các con. Câu chuyện về cô bé Hoài, chàng trai An, Nam Khánh, Cát Khánh và cả những câu chuyện về các học sinh mà tôi chưa từng dạy… đã thực sự truyền cảm hứng cho công việc giáo viên của tôi, để tôi thấy mình càng trở nên gần hơn với các con.
Cảm ơn các con vì sự đầu tư nghiêm túc, vì đã đón nhận dự án như một cơ hội để thực hiện câu chuyện của chính mình chứ không phải là một nhiệm vụ học tập nặng nề, nhất là trong những ngày cuối năm nghỉ muộn vì Covid, uể oải vì cái nắng hè như thiêu như đốt. Năm học 2019-2020 đã khép lại trong niềm vui và những thành công đáng tự hào, cô chúc các con học sinh trường Hanoi Academy một kỳ nghỉ hè vui vẻ, “nạp thêm năng lượng” tích cực để chuẩn bị cho một năm học mới,nhiều trải nghiệm trong dạy học dự án và thành tích mới!
Giáo viên Trung học: Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa
Xem thêm thông tin: tại đây
Tin nổi bật
- Cuộc sống học đường
- 30/09/24
Điểm tin sự kiện tháng 9/2024
- Cẩm nang Phụ huynh
- 20/09/24
Lớp tiền tiểu học: Đầu tư cho tương lai hay lãng phí thời gian?
- Cuộc sống học đường
- 19/09/24
Học sinh Hanoi Academy đón tết Trung thu: Ánh trăng soi sáng tình đoàn viên
- Cẩm nang Phụ huynh
- 16/09/24
Làm thế nào để tránh những sai lầm khi dạy trẻ mầm non?
- Tin giáo dục
- 09/09/24