"Công dân toàn cầu" được đào tạo như thế nào? - Hanoi Academy

Tin tức - Sự kiện

Các quốc gia trên thế giới đào tạo “công dân toàn cầu” như thế nào?

  • Cẩm nang Phụ huynh
  • 05/09/2023

Hàng năm, các quốc gia phát triển trên thế giới có mức ngân sách lên đến hàng trăm tỷ đồng cho lĩnh vực giáo dục. Đổi mới và xây dựng chính sách giáo dục hướng đến phát triển bền vững là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi chính phủ các nước. Trong tiến trình đổi mới đó, đào tạo “công dân toàn cầu” được xác định là trọng tâm của giáo dục hiện đại.

Công dân toàn cầu – Dẫn đầu xu thế

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thế hệ gen Z thường xuyên được nhắc đến với tên gọi “thế hệ công dân toàn cầu”. Đây là cái tên chứa đựng niềm hy vọng và tin yêu của thế hệ đi trước đối với những mầm non tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, tên gọi này cũng đặt ra cho các bạn trẻ những yêu cầu và trách nhiệm mới trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập Quốc tế hiện nay.  

Công dân toàn cầu là những cá nhân được trang bị kiến thức và kỹ năng để sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia khác nhau, có hiểu biết đa dạng về lối sống và văn hóa của nhiều nước trên thế giới. Sự ra đời và phổ biến của khái niệm này đã xóa mờ đi ranh giới giữa các quốc gia, qua đó mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại nước ngoài cho tất cả mọi người. Nhờ đó, công dân toàn cầu là đối tượng đi đầu trong việc cập nhật các xu thế của thời đại, tiên phong trong việc đưa ra các giải pháp và sáng kiến dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức chung về thế giới. 

Đào tạo công dân toàn cầu trở thành mục tiêu của nhiều nền giáo dục hiện đại

Khái niệm công dân toàn cầu cũng ảnh hưởng và định hình chương trình giáo dục tại nhiều quốc gia. Năm 2012, kể từ khi khởi động Sáng kiến Giáo dục toàn cầu đầu tiên của Tổng thư ký Liên hợp quốc, UNESCO đã đưa việc đào tạo công dân toàn cầu trở thành một trong những ưu tiên chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, giáo dục công dân toàn cầu hướng đến phát triển kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ mà người học cần có để đảm bảo một thế giới công bằng, hòa bình, khoan dung, hòa nhập, an toàn và bền vững.

Hạt nhân của những nền giáo dục phát triển

Tại New Zealand, phát triển công dân toàn cầu được xác định là hạt nhân trong Chiến lược Giáo dục Quốc tế giai đoạn 2018 – 2030. Chương trình giáo dục phổ thông của New Zealand là chương trình được công nhận trên toàn cầu. Trong đó, học sinh được yêu cầu phải tham dự đầy đủ các môn học như: Tiếng Anh, Xã hội học, Khoa học, Toán, Giáo dục thể chất để có nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc. Ngoài ra, các em có thể theo học những môn tự chọn đa dạng, thực tiễn khác tùy theo sở thích và năng khiếu như nhiếp ảnh hay trồng trọt. 

Học sinh được lựa chọn các môn học tùy theo sở thích và khả năng

Trong nỗ lực trang bị kỹ năng toàn cầu và tinh thần học tập suốt đời cho thế hệ tương lai, New Zealand đề ra sáng kiến Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu New Zealand (NZGCC). Chương trình NZGCC tạo ra một môi trường nơi học sinh các nước có cơ hội cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều trải nghiệm kết nối thú vị, thông qua đó học hỏi kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để sẵn sàng sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường Quốc tế. Nhờ có những sáng kiến giáo dục hiệu quả, New Zealand đã trở thành quốc gia nói tiếng Anh đứng đầu thế giới về chỉ số chuẩn bị cho tương lai (theo báo cáo của The Economist Intelligence Unit).

Tại Phần Lan – đất nước đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tôn trọng bản sắc cá nhân là một trong những tiêu chí hàng đầu đối với giáo dục công dân toàn cầu. Phần Lan xây dựng chương trình giáo dục toàn diện cơ bản dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Trong đó, học sinh phải học 2 ngôn ngữ khác ngoài tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển và dành 4 – 11 tiết mỗi tuần để học các lớp nghệ thuật, âm nhạc, nấu ăn, mộc, kim loại, dệt may.

Học sinh được khuyến khích học 2 ngoại ngữ để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai

Ở cấp học cao hơn, học sinh có thể lựa chọn các môn học chuyên ngành phù hợp với thế mạnh của mình để chuẩn bị sẵn sàng cho lộ trình kế tiếp. Sau khi tốt nghiệp, thế hệ trẻ Phần Lan được trang bị bộ kỹ năng giúp trở thành công dân toàn cầu bao gồm: sử dụng đa ngôn ngữ, kinh doanh, tư duy học tập. Cùng với đó, các em biết và thành thạo một số kỹ năng hữu ích cho tương lai như: cách trả tiền thuế, lập trang web quảng cáo, tính phần trăm chiết khấu hoặc vẽ bản đồ.

Tại Anh, dạy cho học sinh phương pháp tư duy được coi là phương châm của chương trình giáo dục. Trong môi trường học tập đề cao khả năng làm việc độc lập và tinh thần sáng tạo, học sinh Anh Quốc luôn được khuyến khích đọc, suy nghĩ, tự đào sâu nghiên cứu và đặt vấn đề. Chính phương pháp giảng dạy chủ động này đã tạo tiền đề cho việc hình thành những phẩm chất, kỹ năng của công dân toàn cầu như: kỹ năng, tư duy, phân tích, nghiên cứu, tổng hợp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,..

Với hệ thống giáo dục được chuẩn hóa Quốc tế, học sinh tại Anh được tự do lựa chọn giữa các chương trình học GCSE, A Level, Tú tài quốc tế IB,… và nhận chứng chỉ có giá trị trên toàn thế giới. Đây là hành trang giúp thế hệ công dân mới tự tin tiến bước và sẵn sàng hòa nhập vào dòng chảy chung của thời đại. Đặc biệt, năm 2019, chính phủ Anh đã cho ra mắt Chiến lược Giáo dục Quốc tế(IES) với mục đích hỗ trợ các hoạt động đào tạo công dân toàn cầu. Chiến lược được thiết kế nhằm cung cấp cho nguồn nhân lực tương lai các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể chiến thắng trên thị trường lao động Quốc tế, tạo việc làm và thúc đẩy sự thịnh vượng của quốc gia.

Giáo dục Việt Nam – Chuyển dịch mạnh mẽ hướng đến phát triển con người

Những năm qua, ngành giáo dục Việt Nam không ngừng chuyển mình để bắt kịp xu hướng Quốc tế hóa giáo dục sôi động trên toàn cầu. Nền giáo dục quốc gia đang thay đổi mạnh mẽ từ đào tạo thiên về trang bị kiến thức sang giáo dục hướng đến phát triển toàn diện. Trên chặng đường phát triển đó, các trường học và cơ sở đào tạo trong nước đang thực hiện nhất quán chương trình đổi mới giáo dục với mục tiêu hội nhập, cá thể hóa giáo dục, tạo ra những công dân toàn cầu và quan tâm đến sự phát triển của từng học sinh. 

Đón đầu xu thế phát triển của giáo dục trong thời đại mới, trường song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã xây dựng chương trình đào tạo giúp định hướng và hỗ trợ học sinh Việt Nam trên bước đường hội nhập Quốc tế. Tại Hanoi Academy, học sinh sẽ được hòa mình và trải nghiệm môi trường giáo dục được thiết kế riêng biệt và độc đáo, góp phần trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng hữu ích trên con đường trở thành công dân toàn cầu.

Suốt 15 năm thành lập và phát triển, Hanoi Academy luôn nỗ lực để tạo ra một môi trường học hòa nhập, rộng mở về tri thức và đa dạng về văn hóa. Học sinh được tiếp thu những kiến thức phong phú từ chương trình giáo dục bản quyền Anh Quốc kết hợp với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Điểm nhấn của chương trình học Quốc tế là các môn học STEM (robotics, lập trình, tự động hóa,..) và đọc – viết sáng tạo. Trong những tiết học đặc biệt này, các em học sinh được thỏa sức tìm tòi và khám phá thế giới, từ đó hình thành tư duy đánh giá và phân tích đa chiều của một công dân toàn cầu thực thụ.

Đặc biệt, Hanoi Academy thiết kế riêng môn học Công dân toàn cầu nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu về những yếu tố tạo nên chân dung của công dân toàn cầu tương lai. Trong môn học này, nhà trường cung cấp cho các em kiến thức về các vấn đề kinh tế – văn hóa – xã hội trong nước và Quốc tế, giúp các em mở rộng hiểu biết về các vấn đề toàn cầu đang ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội. Bắt đầu từ năm học 2023 – 2024, Hanoi Academy cũng thêm ngoại ngữ 2 vào khung chương trình đào tạo, Theo đó, học sinh toàn trường được lựa chọn tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp,… để làm phong phú thêm khả năng ngôn ngữ của mình.

Ngoài việc tập trung theo sát các chương trình trên lớp, mỗi học sinh đều được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá. Từ lâu, môn học ngoại khóa đã trở thành một học phần không thể tách rời trong chương trình đào tạo tại Hanoi Academy. Đây luôn là môn học mà học sinh nhà trường mong đợi bởi nội dung bất ngờ và đầy hấp dẫn. Qua những tiết học “không sách vở”, các em học sinh được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ, từ háo hức khi được giải tỏa sau những giờ căng thẳng, thích thú khi tìm ra năng khiếu của bản thân đến say mê khi được đắm chìm trong thế giới nghệ thuật muôn màu. 

Trong những năm gần đây, các vấn đề toàn cầu đang ngày càng nổi lên gay gắt và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các nước trên thế giới. Phương pháp duy nhất để ứng phó và giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách này chính là sự hợp tác và chung tay của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bởi vậy, thời đại kỷ nguyên số chính là nơi mà vai trò của các công dân toàn cầu được phát huy rõ nét nhất. Với ý nghĩa đó, đào tạo công dân toàn cầu đã và đang trở thành mục tiêu của nhiều nền giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

(*) Phòng Tuyển sinh Hanoi Academy:

  • Hotline: 0986 94 0909
  • Email: info@hanoiacademy.edu.vn