1001 câu hỏi phụ huynh hay thắc mắc khi bé đi học mẫu giáo

Tin tức - Sự kiện

1001 câu hỏi phụ huynh hay thắc mắc khi bé đi học mẫu giáo 

  • Cẩm nang Phụ huynh
  • 23/03/2023

Hầu hết các bé yêu trong những ngày đầu đi học thường quấy khóc, không hòa nhập, không muốn đến lớp mà chỉ muốn ở nhà. Điều này đã khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng. Càng để lâu thì việc đưa trẻ đến lớp sẽ ngày càng khó khăn. Vậy làm thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú và yêu thích việc đi học. Bài viết dưới đây sẽ trả lời 1001 những thắc mắc của các bậc cha mẹ.

I/ Có nên cho bé đi học mẫu giáo sớm? Đâu là ưu và nhược điểm

Có nên cho bé 3 tuổi đi học mẫu giáo hoặc nên hay không cho bé 2 tuổi đi học mẫu giáo là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của việc cho trẻ đi học mầm non sớm:

* Ưu điểm

– Kích thích trẻ học được những kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giúp đỡ, kỹ năng làm việc nhóm…Ngoài ra, việc tiếp xúc với những đứa trẻ cùng độ tuổi còn giúp trẻ giao tiếp tốt hơn.

– Lớp mẫu giáo còn là nơi mang đến cho trẻ những nền tảng cơ bản nhất của việc nhận diện màu sắc, chữ cái, con số…

– Giúp trẻ làm quen với môi trường học đường

– Hình thành kỹ năng tự lập thông qua các hoạt động như rửa tay, đánh răng, dọn dẹp đồ chơi……

* Nhược điểm

– Trẻ đi học sớm có thể làm ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng của trẻ nếu chương trình học được xây dựng không phù hợp, dễ làm trẻ bị xao nhãng trong học tập ở các cấp học cao hơn.

– Trẻ dễ bị bạo hành nếu cô giáo không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ.

– Dễ thói quen không tốt từ bạn bè và thế giới xung quanh. Do vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn đúng ngôi trường có môi trường phù hợp.

– Nếu những trải nghiệm tại trường mầm non của trẻ là không tốt sẽ khiến bé mất đi sự tò mò, không còn hứng thú, thậm chí là sợ trường học.

Ưu và nhược điểm khi cho trẻ đi học mẫu giáo sớm

II/ Trẻ mấy tuổi đi học mẫu giáo?

Nhiều phụ huynh cho rằng nên cho trẻ đi học sớm để trẻ được phát triển nhiều hơn. Tuy nhiên, một số khác lại có quan điểm ngược lại rằng nên cho trẻ đi học muộn vì không đâu dạy dỗ con trẻ tốt bằng gia đình. 

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ đi học lớp mẫu giáo không nên là quá sớm hoặc quá muốn. Nếu trẻ mới chỉ 2 tuổi, cha mẹ nên xem xét việc có nên cho trẻ học mẫu giáo hay không vì ở lứa tuổi này, bé chưa quen xa cha mẹ, chưa biết tự đi vệ sinh, chưa biết ăn bằng thìa…Đây vẫn là giai đoạn bé cần sự chăm sóc chu đáo từ người thân. Song phụ huynh cũng không nên cho bé đến trường muộn (sau 4 tuổi), bởi giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không đặt nặng việc cung cấp kiến thức mà chủ yếu giúp bé hình thành kỹ năng mềm, thói quen. Nếu cho trẻ đi học quá muộn sẽ khiến trẻ bị hạn chế so với những em bé khác.

Vì vậy, độ tuổi thích hợp nhất để bé học mẫu giáo là 3 tuổi. Đây là giai đoạn mà các bé có nhu cầu được giao tiếp, phát triển mối quan hệ với bạn bè. Môi trường gia đình không còn đủ với bé, bé sẽ cảm thấy buồn chán khi chỉ quanh quẩn bên ông bà, bố mẹ.

III/ Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 hay không?

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng phát triển cho sự phát triển của bất kỳ đứa trẻ nào, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố quan trọng của nhân cách.

Theo quy định của Luật giáo dục năm 2019, giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Không có quy định bắt buộc trẻ học giáo dục mẫu giáo. Do vậy không bắt buộc trẻ phải tốt nghiệp mẫu giáo mới được học lớp 1.

Không có quy định bắt buộc trẻ học giáo dục mẫu giáo.

IV/ Bé đi học mẫu giáo cần chuẩn bị gì?

Với những bậc phụ huynh lần đầu có con học mẫu giáo, cần chuẩn bị cho con những gì để con có một ngày tại trường vui vẻ. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Ba lô cho trẻ: Nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để bé tự đeo, kiểu dáng ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ.
  • 2-3 bộ quần áo để trẻ thay ở lớp. Hãy lựa chọn quần áo theo mùa, chất liệu mềm tại, thoáng mát.
  • 4-5 chiếc bỉm, tã và nhắc cô giáo thường xuyên kiểm tra, thay cho bé
  • Chăn, gối ở nhà mang đi để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thân thuộc. Phụ huynh cũng nên mang chăn, gối về giặt hàng tuần để tránh vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Sữa, bình sữa (nếu cần) ở nhà mang đi
  • Bình nước có ống hút để các bé có thể sử dụng
  • Khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải đánh răng
  • Gấu bông, đồ chơi quen thuộc
  • Mũ, giày dép 
  • Khẩu trang, thuốc

V/ Hồ sơ xin học mẫu giáo gồm những gì?

Thông thường, các trường mẫu giáo tại Việt Nam đều yêu cầu phụ huynh cung cấp một số giấy tờ quan trọng như:

  • Đơn xin nhập học (Theo mẫu có sẵn của nhà trường)
  • Giấy khai sinh bản sao (kèm bản gốc để đối chiếu)
  • Sổ hộ khẩu photo có công chứng

Ngoài ra, bố mẹ cần cung cấp thêm một số thông tin cơ bản để nhà trường lưu hồ sơ và liên lạc với phụ huynh khi cần thiết như:

  • Thông tin của bé: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc.
  • Thông tin bố mẹ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email…
  • Địa chỉ nơi ở

Tuy nhiên, tùy vào mỗi trường lại có yêu cầu về hồ sơ xin học mẫu giáo. Nếu các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về hồ sơ xin học mẫu giáo tại trường song ngữ Hanoi Academy, hãy liên hệ Tại Đây.

Các em nhỏ tại Hanoi Academy đang vận động thể chất trên sân bóng

VI/ Làm gì cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập?

Trẻ quấy khóc không chịu đến lớp là câu chuyện nan giải của rất nhiều phụ huynh khi con tới tuổi đến trường. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Cho trẻ có thời gian làm quen với môi trường mới
  • Mượn đồ chơi ở lớp mang về nhà
  • Mang theo đồ chơi yêu thích của trẻ đến trường
  • Tập cho bé xa cha mẹ trước
  • Trấn an, động viên trẻ khi ngày đầu đến trường
  • Tạo hứng thú cho trẻ trên đường đến trường
  • Tạm biệt trẻ một cách nhanh chóng, không lui lại ở trường nhìn vào lớp của con
  • Xoa dịu sự lo lắng của trẻ bằng những câu như: “Mẹ sẽ đến đúng giờ để đón con”; “Con học một xíu là được về rồi, hãy ngoan nhé”
  • Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở trường
  • Không lấy cô giáo để dọa trẻ
  • Tặng trẻ những lời khen ngợi khi trẻ ngoan, biết nghe lời

VII/ Học mầm non bao nhiêu tiền?

Tại Hà Nội, tùy từng loại hình giáo dục mà giá học mầm non có sự thay đổi.

  • Trường mầm non quốc tế: Với cơ sở vật chất hiện đại, được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, bé có điều kiện để phát triển về mọi mặt, từ kỹ năng, ngôn ngữ, thể chất. Giá học trường mầm non dao động từ 700 $ – 2.000S
  • Trường mầm non tư nhân chất lượng cao: Cơ sở vật chất ở những ngôi trường này nằm ở mức tốt, đáp ứng đủ một số tiêu chí như sân chơi, khu thể thao… Mức học phí tại trường mầm non tư thục chất lượng cao dao động từ 5 triệu – 7 triệu đồng/ tháng.
  • Trường mầm non công lập (Trường điểm):Tại đây, các bé sẽ có nhiều hoạt động chất lượng không kém gì trường quốc tế. Thầy cô tại trường có chất lượng đồng đều, có nghiệp vụ sư phạm. Giá dao động từ  1.800.000 đồng – 3.000.000 đồng/ tháng (Đã bao gồm tiền ăn và các hoạt động khác).
  • Trường mầm non công lập (Trường làng): Các trường này thường vẫn có hoạt động ngoại khóa như chỉ ở quy mô nhỏ, hiếm có giáo viên nước ngoài đến dạy. Học phí giao động từ 1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng/ tháng.
  • Trông trẻ tư thục: Loại hình này phổ biến với nhiều gia đình chưa có điều kiện. Các cơ sở trông trẻ này chỉ có những hoạt động ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi, chơi trong ngày và gần như không có thời gian học. Học phí tại các cơ sở trông trẻ tư thục là 800.000 – 1.500.000 đồng/ tháng.

Tùy vào mô hình, loại hình mà mỗi trường lại có chi phí khác nhau

Trên đây là một số thắc mắc mà nhiều phụ huynh quan tâm. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.